Thức ăn chủ yếu của chim hút mật là mật hoa nên thường bắt gặp loài này ở những
cây đang ra hoa. Đôi khi chúng cũng ăn một số côn trùng nhỏ, nhất là
vào thời kỳ nuôi chim non. Cùng ThichNuoiChim.com chiêm ngưỡng 4 loài chim hút mật tuyệt đẹp sau nhé !
1. Hút mật ngực đỏ
Chim trống trưởng thành thường có những đặc điểm:
Chim mái:
- Trán, đỉnh đầu, gáy và trên cổ xanh ánh thép có pha thêm ánh đỏ.
- Hai bên đầu đen xỉn. Hai bên cổ, lưng và những lông vai ngắn nhất đỏ xỉn.
- Lông bao cánh nhỏ, các lông vai dài nhất và một dải tiếp phía dưới phần đỏ ở lưng màu đen. Tiếp theo sau là dải vàng.
- Lông đuôi hai bên có mút trắng. Cằm đen. Họng xanh có ánh đỏ.
- Ngực trên đen, các lông hai bên ngực có mút đỏ.
- Phần còn lại của mặt bụng vàng nhạt, giữa bụng phớt xám nhạt, ngực có vạch đỏ thẫm. Dưới cánh và nách trắng vàng nhạt.
![]() |
Hút mật ngực đỏ |
- Mắt lưng lục vàng phớt xám, các lông ở đỉnh đầu có vạch thẫm ở giữa lông.
- Hông vàng nhạt. Mặt bụng lục xám, bụng hơi nhạt hơn.
- Đuôi đen nhạt có mút lông nhạt, trừ đôi lông giữa. Dưới cánh và nách trắng nhạt.
Phân loài hút mật này phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc
(Vân Nam) và Bắc Đông Dương. Việt Nam đã bắt được các vật mẫu ở Lào Cai
và Cao Bằng (Bảo Lạc), Lâm Đồng.
XEM THÊM : CÔNG THỨC CÁM HÚT MẬT
2. Hút mật họng tím
Chim trống trưởng thành thường có những đặc điểm:
Chim mái:
- Lông mặt lưng và mép các lông cánh lục vàng, trên đuôi hơi vàng hơn.
- Lông cánh nâu. Lông đuôi đen nhạt với mút trắng.
- Cằm và họng tím có ánh thép viền xanh ở hai bên họng và viền đỏ đồng và đen ở mép dưới. Mặt bụng vàng tươi. Hai bên ngực có túm lông vàng cam.
![]() |
Hút mật họng tím |
- Mặt lưng nâu phớt vàng lục, mặt bụng vàng hơi phớt xám lục.
- Mắt nâu. Mỏ và chân đen.
Phân loài hút mật họng tím này phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Nam Lào, Camphuchia và Nam Việt Nam. Ở Việt Nam đã bắt được các vật mẫu ở Phú Khánh, Bình Thuận, Kontum, Di Linh và Tây Ninh, Đồng Nai cho đến Cà Mau.
3. Hút mật họng hồng
Chim trống trưởng thành:
Chim mái:
Loài hút mật họng hồng này phân bố ở Campuchia và Nam Việt Nam. Việt Nam đã bắt được các vật mẫu ở Di Linh, Tây Ninh, Biên Hòa và Phú Quốc.
- Đỉnh đầu lục ánh thép có phớt ánh vàng.
- Trước mắt, má, tai, hai bên và trên cổ, lưng trên, các lông cánh thứ cấp phía trong và lông bao cánh đen nhung.
- Lưng dưới, vai và những lông bao cánh kề vai, hông và trên đuôi xanh ánh đỏ.
- Đuôi xanh xỉn viền xanh ánh thép.
- Lông cánh sơ cấp và lông cánh thứ cấp phía ngoài nâu thẫm.
- Cằm, họng và trước cổ nâu có ánh tím hồng và trông như có vằn ngang.
- Ngực và bụng trên đỏ nâu. Bụng dưới, sườn và dưới đuôi đen xỉn. Nách và dưới cánh đen.
![]() |
Hút mật họng hồng |
- Mặt lưng lục vàng với các lông ở đỉnh đầu có vệt thẫm ở giữa lông. Đuôi đen.
- Cánh nâu hơi viền hung. Lông đuôi giữa có viền trắng ở mút.
- Mặt bụng vàng xỉn, sườn và ngực có màu vàng thẫm hơn và hơi phớt xám lục.
- Nách và dưới cánh vàng nhạt.
- Mắt và mỏ nâu thẫm. Chân đen.
Loài hút mật họng hồng này phân bố ở Campuchia và Nam Việt Nam. Việt Nam đã bắt được các vật mẫu ở Di Linh, Tây Ninh, Biên Hòa và Phú Quốc.
XEM THÊM : CÁCH VÀO CÁM CHIM HÚT MẬT
4. Hút mật bụng vàng
Chim trống trưởng thành có những đặc điểm:
Chim cái:
Phân loài hút mật bụng vàng này phân bố ở Bắc Lào và Bắc Việt Nam. Việt Nam chỉ mới bắt được các vật mẫu ở Sapa và Lâm Đồng.
- Tương tự như phân loài Aethopyga gouldiae annamensis nhưng hông vàng tươi mà không phải nâu vàng lục, các đám xanh ở đầu và họng có ánh tím, ngực đỏ và bụng vàng nhạt.
![]() |
Hút mật bụng vàng |
- Giống chim cái phân loài Aethopyga gouldiae annamensis nhưng nhìn chung bộ lông màu xám vàng lục, hông vàng tươi.
- Mắt nâu thẫm. Mỏ đen. Chân nâu thẫm.
Phân loài hút mật bụng vàng này phân bố ở Bắc Lào và Bắc Việt Nam. Việt Nam chỉ mới bắt được các vật mẫu ở Sapa và Lâm Đồng.
EmoticonEmoticon