Bìm Bịp là một loài chim rất quen thuộc có màu lông nâu chấm đen, đến
tuổi trưởng thành bộ lông của chúng sẽ có màu đen từ đầu đến đuôi, riêng
đôi cánh có màu nâu đỏ, đôi mắt đỏ tươi và đôi chân đen nháy. Thích Nuôi Chim xin chia sẻ kỹ thuật nuôi chim bìm bịp, mời bạn cùng tham khảo và góp ý nhé !!!
KỸ THUẬT NUÔI CHIM BÌM BỊP
Kỹ thuật nuôi chim Bìm Bịp hơi khó nhưng nếu biết cách thuần hóa và chăm
sóc tỉ mỉ thì loài chim này lại vô cùng có ích trong cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày.
![]() |
Kỹ thuật nuôi chim bìm bịp |
1. Nên chọn nuôi chim mái hay chim trống
Nuôi chim Bìm bịp dù trống hay mái thì chúng đều có thể luyện thành chim
mồi. Nhưng theo kinh nghiệm của các chuyên gia đã từng nuôi chim này
lâu năm cho biết thì nên chọn mái, bởi chim mái dễ dàng chăm sóc hơn.
2. Nuôi bìm bịp
Để dễ thuần trong quá trình nuôi chim Bìm Bịp thì bạn nên nuôi từ khi
chúng còn nhỏ. Loài chim này cần phải có thời gian 2 – 3 năm mới có mồi
hay, còn nuôi từ chim bổi thì nhanh hơn nhưng việc thuần dưỡng lại khó
khăn hơn nhiều.
Bản chất của chim Bìm Bịp không phải là loài có thể biết giữ nhà. Tuy
nhiên bạn hoàn toàn có thể tập luyện và dạy cho chúng cách tự vệ và bảo
vệ lãnh thổ của mình. Khi chim đến tuổi trưởng thành, bạn hãy thả chim
tự do trong phạm vi vườn nhà như nuôi bồ câu, dần dần chim sẽ quen với
vườn nhà và xem đây như là lãnh thổ của chúng và sẵn sàng tấn công khi
có kẻ xâm lấn. Sau mỗi đợt chim tấn công kẻ xâm lấn, bạn hãy thưởng cho
chúng bằng những miếng mồi ngon. Dần dần chim sẽ quen và giữ nhà như một
phản xạ có điều kiện.
3. Chế độ dinh dưỡng
Món ăn khoái khẩu của chim Bìm Bịp là rắn và chuột. Ngoài ra nuôi bìm bịp ta có
thể cho chúng ăn thức ăn hàng ngày như các loại thịt băm nhỏ, lòng cá,
tép...Nếu nuôi từ nhỏ bạn cũng nên tập cho chúng biết ăn cám, dùng các loại cám dành cho chim hoặc cám gà,
4. Sinh sản
Mỗi năm Bìm Bịp đẻ 2 – 3 lứa, thường 1 -2 lứa.
Mỗi lứa đẻ từ 2 – 4 trứng thường nở 2 – 3 con. Tổ của chúng ngoài thiên
nhiên thường được lót trong bụi rậm cách mặt đất chừng 1 – 2 m bằng cỏ
và lá cây, giống tổ chuột đồng.
5. Phòng bệnh cho bìm bịp
Do là loài ăn thịt nên đôi khi chim hay bị tiêu chảy do đó người nuôi
phải thường xuyên để ý xem chúng có hiện tượng này không để kịp thời xử
lý. Nếu nuôi chim trong chuồng phải vệ sinh chuồng thường xuyên.
Tham khảo: Vietq.vn
EmoticonEmoticon